Thể điệu Tứ Đại Oán
Một trong những bản đầu tiên trong đờn ca tài tử đó là Tứ đại oán “Bùi Kiệm mê sắc Nguyệt Nga”.
Nguồn gốc bản Tứ Đại Oán
Tiền thân của Tứ Đại Oán là bản Tứ Đại Cảnh, tương truyền là của vua Tự Đức sáng tác để ca ngợi cảnh 4 mùa trong trời đất: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhưng cũng có người cho là vua Tự Đức có ngụ ý tôn vinh bốn cảnh đời thạnh trị của vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (chữ Đại là Đời).
Trong đó, Tứ Đại Cảnh là bài bản được biến tấu từ điệu Bắc nhịp đôi hơi dựng (không buồn không vui) của Ca nhạc Huế thành điệu Bắc hơi dựng kiểu Nam bộ. Theo thời gian, các nhạc sĩ bỏ bớt một số câu của Tứ Đại Cảnh, từ 46 câu thành 38 câu, nới nhịp lơi ra, đờn theo cách nhịp 4 tức 19 câu, nhấn nhá chữ Xang, chữ Cộng nhiều hơn thành một làn điệu mùi hơn. Điệu Oán bắt đầu manh nha thành hình. Giai đoạn này Bản Tứ Đại Cảnh biến thể được gọi là Tứ Đại Cảnh Nam Phần (cũng có người gọi là Tứ Đại Vắn).
Từ đó, tên gọi Tứ Đại Oán cũng có nhiều thuyết :
- Để đối lại sự tôn vinh 4 cảnh đời vua triều Nguyễn, giới nhạc Tài Tử Nam Bộ đã mỉa mai chế độ phong kiến triều Nguyễn vì bất lực trước nạn ngoại xâm, phế lập tùy tiện liên tiếp 4 đời vua Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, mà mảnh đất thân yêu của tổ quốc bị rơi vào tay giặc. Đó là 4 cái oán lớn hoặc 4 đời oán hận của 4 đời vua sau vua Tự Đức.
- Bản Tứ Đại được mang tên Tứ Đại Oán là vì trong cấu trúc bài, số chữ OAN chiếm ưu thế (Oan là chữ Cộng nhấn mạnh, ở hơi Nam gọi là Phan, ở hơi Oán gọi là Oan).
- Hoặc một số nhạc sĩ ảnh hưởng thuyết Phật Giáo cho con người luôn bị đau khổ bởi Tứ Diệu Đế là Sinh, Lão, Bệnh, Tử.
Việc đúng hay sai của các thuyết trên còn cần phải được nghiên cứu thêm.
Điệu Oán là một âm điệu chủ đạo của nền Đờn ca Tài tử Nam Bộ qua nhiều thập niên. Các tập bài ca Tứ, Lục, Bát, Thập Tài Tử xuất bản từ năm 1909 đến 1915 tại Sài Gòn đã minh chứng điều này. Vào năm 1915, bản Tứ Đại Oán "Bùi Kiệm mê sắc Nguyệt Nga" là bản ca Tài Tử đầu tiên được ông Tống Hữu Định tục danh ông Phó Mười Hai ở Vĩnh Long đưa lên bộ ván để ca ra bộ, mở màn cho sự ra đời của sân khấu cải lương.
Tính chất bản Tứ Đại Oán
Đối với các nhạc sĩ trong làng Tài Tử, chữ Oán trong ngũ cung là để chỉ một điệu nhạc buồn sâu xa nhưng bi hùng chớ không bi lụy như hơi Ai trong các điệu Nam. Hơi điệu Oán khi ấy vừa xuất hiện, đã tạo được một thời vàng son không thua kém gì bản Vọng Cổ ngày nay.
Thể điệu Tứ Đại Oán là một điệu nhạc thể hiện sự thất vọng, bi thiết, oán hờn giống bài Văn Thiên Tường, nhưng hơi hướng có phần cổ và chân chất hơn. Hai lớp Xang vắn thường hay được dùng. Đây là một điệu đặc thù được sáng tạo tại đất Nam Bộ.
Những ngày đầu thế kỷ 20, bản Tứ Đại Vắn trên được phát triển từ nhịp tư sang nhịp 8, được phân câu, phân lớp, nhịp nội, nhịp ngoại, gỏ mô, đờn chầu thì hơi điệu Oán mới xứng danh là một điệu riêng biệt với hơi Ai của điệu Nam. Điệu Oán có cấu trúc các láy đờn thường đi từ 2 ngũ cung và một điểm đặc thù của điệu này là nhiều câu trong các lớp thường xuyên có mặt chữ Oan (chữ Phan nhấn và rung mạnh) nên nghe buồn nhưng kiểu buồn bi hùng. Điệu hát được ưa thích nhất thời đó chính là Tứ đại oán với các bài "Khóc chồng", “Bùi Kiệm thi rớt”, “Bá Ngộ Mai”.
Cấu trúc và các bản đờn Tứ Đại Oán
Bản Tứ Đại Oán gồm 38 câu nhịp 8, chia làm 7 lớp
Tứ Đại Oán (Lớp đầu 6 câu nhịp tám)
1. (-) (-) (-) Tồn là (liu)
liu liu (-) tồn xề oan (liu) tồn xang xế (xê) xế xang xư (xề)
2. Xề oan (liu) tồn xang xế (xê) lỉu liu oan (xừ) “xàng cộng (xề)”
xề oan (liu) tồn liu oan (xề) lỉu liu oan (xề) tồn xề oan (liu)
3. Xề oan (liu) tồn xang xế (xê) lỉu liu oan (xừ) “xàng cộng (xề)”
xề oan (liu) tồn liu oan (xề) lỉu liu oan (xề) tồn xề oan (liu)
4. Tồn là (liu) xế xang xư (xề) tồn xề oan (liu) “xề xán xư (liu)”
tồn là (líu) tồn xế xán (líu) tồn xang xế (xê) xề xang xư (lịu)
5. "Tồn xế xang xừ (xang)" (-) xế xang xư (lìu) tồn xang xế (xê)
xê oán (líu) líu líu cống (xê) tồn xang xế (xê) xề xang xư (lịu)
6. Tồn (xang) xế xê (-) xề xang xư (lìu) “xề xề oan (liu)”
xế xang (xự) tồn xang xế (xê) líu líu cống (xê) xề xế xang xừ (xang).
Tứ Đại Oán (Lớp đầu 6 câu nhịp tám)
(viết cho đàn kìm, dây Tố Lan)
1. (-) (-) (-) Xế xang xư (LÌU)
liu liu liu tồn liu (-) xế xang xư xề xừ xử xang xư (LÌU)
tồn lìu xang xư xàng cống xừ xang (XÊ) tồn xê tồn liu xứ liu cống xê tồn xảng xang xư (XỀ)
2. Xể xề xề xừ xử xang xư (LÌU) lìu tồn lìu cống xừ xang (XÊ)
tồn liu xứ liu cống xê tồn xảng xang xư (XỪ) “cống xê xang xư lìu tồn xang cống (XÊ)”
xề xê xề xê tồn liu oan xề oan lìu (LIU) liu liu liu liu tồn xán xư liu oan (XỆ)
xệ xề xề xáng xảng xang xư (LÌU) tồn xự xán xan xư xề liu lìu xề liu oan (LIU)
3. Liu liu liu tồn liu oan (LIU) tồn liu oan xề liu tồn xự xan cống (XÊ)
xán xư liu liu liu tồn xán xư liu oan (XỪ) “líu cống xê xế xang xư lìu tồn xang cống (XÊ)”
xề xê xề xê tồn oan liu xề oan lìu (LIU) liu liu liu liu tồn xán xư liu oan (XỆ)
xệ xê xê xángxảng xang xư (LÌU) tồn xự xán xan xư xề liu lìu xề liu oan (LIU)
4. Liu liu liu liu liu oan xề liu oan (LIU) liu liu tồn liu xán xan xư (XỀ)
xể xế xê xê lìu xề liu oan (LIU) tồn liu tồn xán xứ xề liu lìu xề liu oan (LIU)
liu liu liu xề xề liu oan (LIU) liu xản xán xan xư xề tồn xán xứ xề xừ (LIU)
liu oan liu tồn liu xứ xề liu oan (LIU) cống xể xê tồn xê xang (LỊU)
5. Xề xế xê xư xề xư xề (XANG) (-)
o Xừ xử xang xư (LÌU) tồn lìu cống xê xang xự cống xề xự xang (XÊ)
xê xề xề xê tồn oan liu xề liu lìu (LIU) liu liu liu liu tồn xán xư liu oan (XỆ)
xệ xê xê líu oan công xê (XANG) xang xư lìu xư lìu tồn xảng xang xư (LỊU)
6. Xự xự xự tồn xế xang xự tồn (XANG) xê cống xừ xang xê (-)
tồn công líu công líu xê tồn xảng xang xư xừ (LÌU) tồn xự xán xan xư xề xư lìu xề liu oan (LIU)
liu liu cống xê xang (XỰ) xự xự cống xê xang xự cống xề xự xang (XÊ)
xê xê tồn oan liu xề liu lìu (LIU) tồn cống xế xê xề xế xang xự (XANG).
Tứ Đại Oán của "Nàng Lan" trước khi sắp liền bỏ cõi trần
Đây có thể xem là đoạn não lòng nhất trong vở cải lương Lan và Điệp. Cố NSƯT Thanh Kim Huệ kể cứ mỗi lần ca đến đoạn này là cô khóc, lời ca cứ như nghẹn lại trong cổ:
“Con không phải là Vũ Khắc Điệp.
Mà tên thật là Nguyễn...Thị...Lan.
Vì...đứt đoạn mảnh tơ lòng.
Tìm vào đây,vui mỏ sớm với chuông chiều.
Mong...lãng quên nỗi khổ sầu của mối tình ly tan.
Tình...đã xa,tơ đã dứt tự lâu rồi.
Nhưng bóng trăng bao lượt khuyết đầy mà sầu vẫn chưa nguôi.
Nay biết...con không sống được bao lâu.
Nên khúc nôi, con xin bày tỏ cùng thầy.
Xin thầy,cảm thương cho kẻ nặng sầu đau, mà ban cho lời tha thứ tội.
Ở xa xôi, người xưa có biết cho lòng?
Anh điệp! anh có hiểu nỗi khổ đau quàng nặng lòng Lan.”
Phản ứng của bạn là gì?